Nghén là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, hầu hết các thai phụ chỉ bị nghén nhẹ do sự thay đổi nồng độ hormon trong nhau thai tiết ra và sẽ hết các triệu chứng này vào đầu tam cá nguyệt 2 tức 3 tháng giữa thai kỳ nhưng bên cạnh đó có những thai phụ bị nghén nặng gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe thai phụ thậm chí có thể sẩy thai.
Mục tiêu của can thiệp điều trị nghén là ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng bao gồm rối loạn điện giải và thiếu hụt vitamin như bệnh não Wernicke và suy nhược cơ thể.
BUỒN NÔN NHIỀU NHƯNG KHÔNG NÔN HOẶC NÔN RẤT ÍT
Đối với thai phụ buồn nôn nhiều nhưng lại không nôn ra được, hoặc nôn rất ít, trước tiên cần thay đổi chế độ ăn và lối sống. Sau đây là một vài hướng dẫn rất tốt đã được nhiều chị em áp dụng thành công:
- Nên ăn trước khi bụng cảm thấy đói để tránh tình trạng dạ dày rỗng làm trầm trọng hơn cảm giác buồn nôn. Một bữa ăn nhẹ trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng và ăn nhẹ vào ban đêm có thể hữu ích.
- Các bữa chính và bữa phụ nên được ăn từng lượng nhỏ và thật chậm rãi mỗi một hoặc hai giờ để tránh quá no dễ gây trào ngược dạ dày thực quản gây buồn nôn.
- Chọn những thức ăn yêu thích để dễ dung nạp. Không nên uống cà phê và những chất cay, có mùi, chất béo nhiều, chua hay quá ngọt, chỉ nên ăn những loại thực phẩm có nhiều protein, ít béo, nhạt và khô như các loại hat, bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ nướng. Uống trà bạc hà hoặc ngậm kẹo bạc hà sau bữa ăn có thể giảm cảm giác buồn nôn.
- Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn tối thiểu 30 phút để tránh gây đầy dạ dày. Các loại nước được dung nạp tốt hơn nếu lạnh, trong và có ga hoặc chua như sod gừng, nước chanh, kem que. Một lượng nhỏ các loại nước uống thể thao thay thế điện giải có thể được dùng để thay thế chất điện giải và cung cấp dịch cho cơ thể nếu người phụ nữ không bị buồn nôn khi uống.
- Nằm ngay sau khi ăn và nghiêng trái có thể làm nặng thêm tình trạng buồn nôn và nôn vì nó trì hoãn việc làm rỗng dạ dày. Thay đổi tư thế đột ngột hoặc ngủ không đủ giấc cũng làm trầm trọng thêm triệu chứng.
- Các loại thức ăn cứng và lạnh dễ dung nạp hơn những loại thức ăn cứng nhưng nóng bởi vì nó ít mùi và cần ít thời gian chuẩn bị hơn nếu người phụ nữ là người trực tiếp chuẩn bị cho bữa ăn, nghĩa là nên hạn chế việc để cho người phụ nữ tiếp xúc lâu với mùi của thức ăn sẽ ăn trong bữa ăn đó, việc này đồng nghĩa nên để người đàn ông hoặc những người trong gia đình chuẩn bị bữa ăn nếu người phụ nữ bị nghén nhiều.
- Đánh răng ngay sau bữa ăn, súc miệng nhiều lần, đổi mùi loại kem đánh răng cũng có thể có hiệu quả.
- Các viên thuốc chứa sắt có thể tránh sử dụng để tránh bị buồn nôn vì chất sắt trong viên thuốc có thể gây kích thích dạ dày, các loại vitamin có thể được uống vào trước khi đi ngủ cùng với ít thức ăn thay vì uống vào buổi sáng với bụng rỗng, có thể sử dụng các loại vitamin nhai thay vì uống, nếu tất cả các loại vitamin đều không thể phù hợp với cơ thể thai phụ đang bị nghén thì chỉ duy nhất acid folic là cần thiết với liều 400-800 mcg/ngày.
- Thai phụ bị buồn nôn nên tiêu thụ những thực phẩm chứa gừng như các loại kẹo mút gừng, trà gừng, si rô gừng… không cần thiết sử dụng bột gừng kê đơn. Liều cần thiết của gừng nếu được kê đơn bởi bác sĩ là 1 đến 1.5g uống trong suốt 24 giờ. Gừng cải thiện triệu chứng buồn nôn chứ không giúp làm giảm nôn đáng kể theo một nghiên cứu 2014.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn và lối sống, thai phụ cũng cần tránh những tác nhân khởi phát cơn buồn nôn như những căn phòng lộn xộn, bẩn thỉu, các loại mùi như nước hoa, hóa chất, khói thuốc, mùi đồ ăn.., nhiệt độ nóng, ẩm ướt, tiếng ồn hoặc những chuyển động trực quan hoặc vật lý như ánh đèn nhấp nháy, lái xe.
Gừng và/hoặc pyridoxine hoặc kết hợp doxylamine và pyridoxine được sử dụng nếu việc thay đổi chế độ ăn và lối sống không cải thiện triệu chứng.
NÔN ÓI NHIỀU NHƯNG CHƯA GIẢM THỂ TÍCH MÁU
Đối với thai phụ có triệu chứng nôn ói nhiều nhưng chưa giảm thể tích máu, nghĩa là những thai phụ đang nôn nhiều nhưng không có các triệu chứng như: cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chóng mặt khi thay đổi tư thế, khát nước, nhịp tim nhanh, giảm lượng nước tiểu và số lần đi tiểu và các kết quả xét nghiệm chức năng thận, điện giải đồ, thăng bằng kiềm toan bình thường hoặc gần như bình thường.
Doxylamine-pyridoxine là điều trị đầu tay, nếu không hiệu quả có thể điều trị thêm với antihistamine (H1 antagonists). Không nên sử dụng chung antihistamine với ondansetron.
Dimenhydrinate, meclizine và diphenhydramine là những thuốc kháng histamine đã được nghiên cứu rộng rãi nhất để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai. Không có dữ liệu về việc sử dụng miếng dán scopolamine cho buồn nôn và nôn khi mang thai.
Cơ chế chính của thuốc kháng histamin trong điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai là ức chế trực tiếp histamin tại thụ thể H1; Cơ chế thứ cấp là tác động gián tiếp lên hệ thống tiền đình bằng cách giảm kích thích trung tâm nôn. Ngoài ra, các tác nhân này ức chế thụ thể muscarinic, có thể làm trung gian cho phản ứng nôn.
Lưu ý:
Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này bao gồm an thần, khô miệng, choáng váng và táo bón.
Thêm chất đối kháng dopamine – Một số loại chất đối kháng thụ thể dopamine có thể được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai. Ba nhóm chính là benzamit (metoclopramide), phenothiazin (promethazine và prochlorperazine), và butyrophenones (droperidol).
Việc sử dụng các loại thuốc này dựa trên quan sát rằng cơ chế dopaminergic liên quan đến việc điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa. Trong dạ dày, chất chủ vận thụ thể dopamine ức chế nhu động của dạ dày, trong khi chất đối kháng thụ thể dopamine kích thích nhu động dạ dày và làm rỗng và do đó có tác dụng chống nôn. Phong tỏa các thụ thể dopamine 2 cũng xuất hiện để ngăn chặn tín hiệu nôn.
NÔN ÓI NHIỀU GÂY GIẢM THỂ TÍCH MÁU
Những phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn mửa phải báo cho phòng cấp cứu nếu họ có các triệu chứng của giảm thể tích tuần hoàn như sau:
- Buồn nôn
- Chóng mặt tư thế
- Khát nước
- Nhịp tim nhanh
- Giảm lượng nước tiểu
- Số lần đi tiểu ít
- Không thể giữ thức ăn / chất lỏng trong hơn 12 giờ
Truyền dịch thay thế và liệu pháp chống nôn tĩnh mạch tại khoa cấp cứu trước khi nhập viện là hợp lý cho những phụ nữ có mức điện giải và thăng bằng kiềm toan bình thường.
Nhập viện thích hợp cho những người bị nôn liên tục sau khi truyền dịch thay thế và liệu pháp chống nôn tĩnh mạch, cũng như những phụ nữ có nồng độ điện giải và thăng bằng kiềm toan bất thường.
Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh