Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Sau sinh là bước nhảy vọt mạnh mẽ về mặt cảm xúc của phụ nữ từ vui thích, sung sướng cho đến lo lắng, sợ hãi.

Hầu hết những người mẹ phải đối diện với những khó khăn khi có em bé hay còn gọi là Baby Blues phổ biến như mất ngủ, lo lắng, thay đổi tâm trạng… tuy nhiên những cảm giác này chỉ kéo dài vài ngày đến 2 tuần sau sinh và người mẹ sẽ thích nghi kịp với sự thay đổi. Bên cạnh đó cũng có những bà mẹ không thể thích nghi kịp với sự thay đổi quá lớn và trở nên trầm cảm. 

THỐNG KÊ GIẬT MÌNH!

Ở Mỹ 70-80% phụ nữ sẽ phải trải qua triệu chứng của “baby blues”. 10-20% phụ nữ sẽ có biểu hiện lâm sàng của trầm cảm sau sinh. Cứ 7 người phụ nữ sẽ có 1 người hứng chịu trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên. Ở Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh sống ra đời thì theo tỷ lệ này có khoảng 600.000 người mẹ trầm cảm sau sinh được chẩn đoán chưa kể đến những trường hợp bị sẩy thai cũng sẽ trải qua những triệu chứng của trầm cảm sau sinh. 

tram cam sau sinh

Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở các nước châu Á có thể lên đến 65% hoặc hơn.

Xấp xỉ 10% nam giới lần đầu làm cha cũng sẽ trải qua những triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn sau sinh của người phụ nữ. Một nửa nam giới có vợ bị trầm cảm sau sinh sẽ phát triển những triệu chứng trầm cảm của chính họ. 

BIỂU HIỆN “BABY BLUES” 

Là những biểu hiện thường gặp sau sinh, xảy ra sau khi sinh em bé vài ngày và kéo dài tối đa khoảng 2 tuần, bao gồm các triệu chứng: 

  • Thay đổi tâm trạng 
  • Lo lắng 
  • Buồn bã 
  • Kích thích 
  • Cảm giác choáng ngợp 
  • Khóc lóc 
  • Giảm tập trung 
  • Có những hành vi liên quan đến ăn uống 
  • Khó ngủ 

BIỂU HIỆN TRẦM CẢM SAU SINH 

Có thể xuất hiện từ khi mang thai và trầm cảm sau sinh kéo dài có thể đến một năm sau sinh, bao gồm: 

  • Suy sụp tinh thần và thay đổi tâm trạng nghiêm trọng 
  • Khóc lóc nhiều 
  • Khó gắn kết với con 
  • Lẩn trốn gia đình và bạn bè 
  • Mất thích thú ăn uống hoặc ăn nhiều hơn bình thường 
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều 
  • Cực kỳ mệt mỏi hoặc mất năng lượng 
  • Giảm quan tâm hay thích thú với những hoạt động thường ngày gây hứng thú 
  • Tăng kích thích và giận dữ 
  • Sợ rằng mình không phải là một người mẹ tốt 
  • Mất hy vọng 
  • Cảm thấy mình vô giá trị, xấu hổ, tội lỗi hay bất lực 
  • Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định 
  • Bồn chồn, bất an 
  • Lo lắng nhiều và sợ hãi bị tấn công 
  • Có ý nghĩ gây hại cho trẻ 
  • Có ý nghĩ nhiều lần về việc chết hay tự sát 

CHỨNG LOẠN THẦN SAU SINH

Hiếm gặp, xảy ra trong tuần đầu sau sinh với biểu hiện nghiêm trọng đe dọa tính mạng cần được điều trị ngay lập tức:

  • Nhầm lẫn và mất phương hướng 
  • Ý nghĩ ám ảnh về đứa con 
  • Ảo giác và ảo tưởng 
  • Rối loạn giấc ngủ 
  • Thừa năng lượng và kích động 
  • Hoang tưởng 
  • Cố gây hại cho bản thân và trẻ 

NGUYÊN NHÂN TRẦM CẢM SAU SINH 

  • Thay đổi sinh lý: sư sụt giảm đột ngột của hormone estrogen và progesterone , hormone tuyến giáp cũng có thể giảm nhanh khiến bạn thấy mệt mỏi, uể oải và chán  nản. 
  • Vấn đề cảm xúc: Khi bị thiếu ngủ và căng thẳng bạn sẽ khó giải quyết các vấn đề dù là nhỏ nhất. Bạn lo lắng về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình. Bạn thấy mình kém thu hút, đấu tranh với cảm giác lo sợ mình mất kiểm soát trong cuộc sống. 

NGUY CƠ CÁC MẸ NÊN BIẾT

Bất kỳ người phụ nữ nào sau khi sinh đều có thể trải qua trầm cảm sau sinh chứ không chỉ lần đầu tiên sinh con. Nguy cơ trầm cảm sau sinh sẽ gia tăng nếu như: 

  • Bạn có tiền  sử trầm cảm trong khi mang thai hoặc bất kỳ thời điểm nào khác. 
  • Bạn có rối loạn lưỡng cực 
  • Bạn có trầm cảm sau sinh sau thai kỳ trước 
  • Thành viên trong gia đình bạn có người bị trầm cảm hoặc rối loạn tinh thần khác 
  • Bạn trải qua những dữ kiện căng thẳng suốt những năm qua như biến chứng thai kỳ, ốm đau hay mất việc. 
  • Con của bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc nhu cầu đặc biệt. 
  • Bạn sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. 
  • Bạn gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. 
  • Bạn gặp vấn đề trong mối quan hệ với chồng hoặc những đối tượng đặc biệt khác 
  • Hệ chống đỡ của bạn yếu 
  • Gặp những vấn đề về tài chính 
  • Thai ngoài kế hoạch hoặc không mong muốn 

BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý

Nếu không được điều trị, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa mẹ và bé và gây ra nhiều vấn đề trong gia đình. 

  • Đối với người mẹ: trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài nhiều tháng và lâu hơn, có thể trở thành rối loạn trầm cảm mạn tính. Ngay cả khi đã được điều trị thì trầm cảm sau sinh khiến người phụ nữ gia tăng nguy cơ phản ứng quá mức trong tương lai trước những biến động lớn. 
  • Đối với người cha: đôi khi được ví như trầm cảm sau sinh ở nam giới vì người cha ở gần đứa trẻ và chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc của vợ, nếu người vợ bị trầm cảm sau sinh thì người chồng cũng gia tăng nguy cơ trầm cảm. 
  • Đối với những đứa con: những đứa con có người mẹ bị trầm cảm sau sinh không được điều trị sẽ dễ gặp vấn đề về hành vi và cảm xúc chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc ăn và ngủ, khóc nhiều, chậm phát triển ngôn ngữ. 

PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM SAU SINH 

Nếu bạn có tiền sử bị trầm cảm, đặc biệt trầm cảm sau sinh hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. 

  • Trong quá trình mang thai bác sĩ sẽ theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm bằng bộ câu hỏi tầm soát trầm cảm trong suốt thai kỳ và sau sinh. Trầm cảm nhẹ đôi khi có thể được quản lý bởi hỗ trợ nhóm, tư vấn và một số liệu pháp khác. Trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng thậm chí trong khi đang mang thai. 
  • Sau sinh: bác sĩ sẽ tầm soát trầm cảm sau sinh sớm và điều trị kịp thời. Nếu bạn có tiền sử trầm cảm sau sinh bác sĩ có thể đề nghị điều trị thuốc chống trầm cảm hoặc tâm lý trị liệu ngay lập tức sau sinh.  

Thời điểm tối ưu để tầm soát trầm cảm sau sinh là 2 tuần đến 6 tháng sau sinh bằng thang điểm Edinburgh (>=12 điểm là có thể bạn đã bị trầm cảm).

BỆNH TRẦM CẢM SAU SINH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Các mẹ đừng quá lo lắng! Bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa được nhé! Bạn có thể tự làm những điều sau: 

Bước 1: Tạo sự gắn kết an toàn với đứa con

Quá trình gắn kết cảm xúc giữa mẹ và bé được xem như nhiệm vụ quan trọng nhất của tuổi thơ. Sự thành công của mối quan hệ vô giá này khiến cho một đứa trẻ cảm thấy đủ an toàn để phát triển đầy đủ, ảnh hưởng đến cách tương tác, giao tiếp và hình thành những mối quan hệ xuyên suốt cuộc đời. 

Sự gắn kết an toàn được hình thành khi người mẹ đáp ứng một cách ấm áp và kiên nhẫn đối với nhu cầu cảm xúc và thể chất của trẻ. Khi trẻ khóc bạn nhanh chóng vỗ về. Khi trẻ cười bạn nhìn trẻ tử tế. Về bản chất bạn và con bạn là một sự đồng điệu, nhận ra và đáp ứng lẫn nhau về mặt cảm xúc. 

Trầm cảm sau sinh bẻ gãy mối liên kết này, những người mẹ trầm cảm lúc thì rất yêu thương, quan tâm và chăm sóc trẻ nhưng có lúc lại vô cùng thờ ơ, họ thường ít nhìn trẻ, không thích cho trẻ bú, không muốn chơi đùa hay đọc sách cùng trẻ và thiếu kiên nhẫn.

Học cách gắn kết với trẻ không những lợi ích cho trẻ mà còn lợi ích cho chính bản thân người mẹ bởi endorphin được tiết ra khiến người mẹ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn khi được làm mẹ. 

Bước 2: Học từ những người khác cách giúp đỡ và hỗ trợ 

Con người sống trong một quần thể. Quần thể tích cực làm giảm căng thẳng nhanh và hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp nào khác. Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, những người làm mẹ luôn được sự giúp đỡ từ xung quanh trong khi họ nỗ lực chăm sóc cho bản thân và những đứa con. Trong thế giới ngày nay, những người vừa làm mẹ thường cảm thấy đơn độc, kiệt sức khi đòi hỏi sự hỗ trợ từ những người trưởng thành. Sau đây là vài gợi ý cho sự kết nối với những người khác: 

  • Ưu tiên cho những mối quan hệ của bạn: khi bạn cảm thấy áp lực và dễ bị tổn thương bạn cần kết nối với gia đình và bạn bè nhiều hơn ngay cả khi bạn muốn ở một mình. Tự tách rời khiến bản thân bạn cảm thấy ảm đạm hơn. Hãy để cho những người yêu thương bạn biết bạn cần sự hỗ trợ như thế nào? 
  • Đừng giữ cảm giác của bạn cho chính bạn: chia sẻ trực tiếp những điều tốt, điều xấu, điều tồi tệ cho ít nhất một người nào là bạn bè hay người thân trong gia đình của bạn. Không quan trọng người bạn nói là ai, chắc chắn rằng họ có thể lắng nghe bạn đủ lâu và hỗ trợ bạn mà không phán xét. 
  • HÃy là một người tham gia: Ngay cả khi bạn có những người bạn hỗ trợ, bạn vẫn muốn tìm kiếm những người mẹ khác đồng cảnh ngộ.  Hãy yên tâm lắng nghe những người mẹ khác chia sẻ lo lắng, bất an và cảm nhận. Nơi có thể lắng nghe những bà mẹ là đội nhóm hỗ trợ hoặc những tổ chức.  

Bước 3: Quan tâm chăm sóc bản thân bạn

Quan tâm tới bản thân nhiều hơn, nghe có vẽ quá đơn giản, nhưng đây lại là cách vô cùng hiệu quả để thoát khỏi trầm cảm. Các mẹ nên áp dụng những điều sau đây:

  • Giảm bớt việc nhà: Cho phép bản thân ưu tiên cho con và chính mình, có thể thuê người làm bán thời gian việc nhà. 
  • Tập thể dục: Nhiều nghiên cứu chỉ rằng việc tập thể dục có thể hiệu quả tương tự điều trị thuốc đối với trầm cảm. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày hoặc những bài tập căng dãn cơ như yoga đặc biệt có hiệu quả. 
  • Thiền chánh niệm: giuwps bạn cảm thấy bình tĩnh và có nhiều năng lượng hơn, giúp bạn có ý thức hơn về những nhu cầu và cảm xúc của chính mình. 
  • Ngủ đủ giấc: Dù rằng giấc ngủ là thứ xa xỉ khi bạn đang nuôi trẻ sơ sinh nhưng thiếu ngủ khiến trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Làm những điều có thể để khiến bản thân được nghỉ ngơi như nhờ chồng hoặc các thành viên trong gia đình san sẻ bớt việc cần làm. 
  • Dành thời gian chất lượng cho bản thân để nghỉ ngơi và giải lao bên cạnh trách nhiệm làm mẹ. Nuông chiều bản thân bằng những việc nhỏ như ngâm mình trong bồn tắm, thường thức tách trà nóng, thắp một ngọn nến thơm, massage cơ thể. 
  • Ưu tiên những bữa ăn: việc ăn có ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như chất lượng sữa vậy nên cố gắng hết sức để chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh và chất lượng. 
  • Tắm nắng: ánh nắng mặt trời có thể khiến tâm trạng tốt hơn, nên dành 10-15 phút thưởng thức ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm mỗi ngày. 

Bước 4: Dành thời gian cho mối quan hệ giữa bạn và bạn đời.

  • Hơn một nửa cặp đôi ly hôn sau sinh con. Đối với nhiều phụ nữ và nam giới, mối quan hệ với bạn đời là thứ thiết yếu cho việc biểu lộ cảm xúc và kết nối xã hội. Những đòi hỏi và nhu cầu của một đứa trẻ mới ra đời có thể phá vỡ mối liên hệ đó trừ khi cặp đôi đặt thời gian, năng lượng và suy nghĩ vào trong việc giữ gìn sự kết nối. 
  • Đừng là vật tế thần: áp lực từ những đêm mất ngủ và trách nhiệm của việc chăm sóc con khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và kiệt sức, bạn dễ dàng đổ những niềm tuyệt vọng này lên bạn đời của bạn. Thay vì ra lệnh, hãy làm cùng nhau. Hãy xem nhiệm vụ trở thành ba mẹ là một việc của đội nhóm và đội nhóm của bạn sẽ trở nên mạnh hơn bao giờ hết. 
  • Hãy duy trì việc đối thoại: đừng nghĩ rằng bạn đời của bạn biết cảm giác và suy nghĩ của bạn, hãy nói ra những trách nhiệm và công việc trong việc chăm sóc một đứa trẻ mới ra đời để cùng nhau làm tốt nhất có thể. 
  • Thực tập nhiều lần: cần thời gian để hai bạn có thể kết nối lại, đừng mong đợi một sự lãng mạn hay mạo hiểm nào đó trừ khi cả hai đang sẵn sàng. Không cần phải đi ra ngoài để hẹn hò, chỉ cần 15-20 phút bên nhau và tập trung vào nhau có thể tạo nên sự khác biệt lớn về cảm xúc và gần gũi. 

Bước 5: Tìm sự trợ giúp nếu bản thân bạn không thể điều chỉnh

  • Liệu pháp cá nhân hoặc tư vấn hôn nhân: nhà trị liệu giỏi có thể giúp bạn đối phó thành công với sự thích ứng trong thời kỳ làm mẹ. Nếu bạn cảm thấy không có được sự hỗ trợ từ phái gia đình và gặp nhiều khó khăn trong việc làm mẹ, nhà tư vấn hôn nhân có thể giúp bạn. 
  • Thuốc chống trầm cảm: đối với những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không kiểm soát được cảm xúc và chức năng thì nên được theo dõi và kê đơn bởi bác sĩ tâm thần. 
  • Liệu pháp hormone: Sử dụng liệu pháp estrogen ùng với thuốc chống trầm cảm đôi khi có thể giúp điều trị trầm cảm sau sinh và cần được tư vấn và kiểm tra đầy đủ về những nguy cơ nếu sử dụng. 

Nếu vấn đề của bạn nghiêm trọng, hãy cho tôi biết nhé!

Hy vọng các bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

117 thoughts on “Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

  1. Szpiegowskie Telefonu says:

    Gdy zapomnisz hasła do zablokowania ekranu, jeśli nie wprowadzisz prawidłowego hasła, odblokowanie i uzyskanie dostępu będzie trudne. Jeśli okaże się, że Twój chłopak / dziewczyna jest podejrzana, być może pomyślałeś o włamaniu się do jego telefonu Samsung, aby uzyskać więcej dowodów. Tutaj zapewnimy Ci najlepsze rozwiązanie, jak złamać hasło telefonu komórkowego Samsung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *